Cách xử lý chống thấm cho sân thượng
Nguyên nhân khiến sàn sân thượng bị thấm dột
- Thiết kế không đúng kỹ thuật: Hệ thống thoát nước không được thiết kế hoặc lắp đặt đúng cách, nước mưa có thể bị tù đọng dễ dàng xâm nhập vào sàn sân thượng.
- Vật liệu chống thấm không đạt chuẩn: Vật liệu chống thấm được sử dụng cho sân thượng nên là loại tốt nhất.
- Thiết kế sân thượng không đạt đủ dốc như yêu cầu.
- Thiết kế sân thượng không có sê nô thoát nước, khiến nước đọng lâu và ngấm xuống sàn.
- Thiếu bảo trì định kỳ: Việc không thực hiện bảo trì định kỳ cho sàn sân thượng như việc sơn lại lớp phủ bảo vệ hoặc thay thế vật liệu phủ bảo vệ hỏng có thể làm tăng nguy cơ thấm nước.
Cách xử lý chống thấm sân thượng
- Chống thấm sân thượng bằng Sika: Sika là một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và chống thấm. Sika cung cấp nhiều sản phẩm và giải pháp chống thấm cho sân thượng, bao gồm các sản phẩm chống thấm chuyên dụng cho bề mặt sàn sân thượng và hệ thống thoát nước.
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt bê tông sân thượng cần thi công.
Bước 2: Đục bỏ bê tông, tìm và xác định các vết nứt bề mặt tầng mái. Nếu có vết nứt, cần đục mở rộng vể nứt khoảng 2 – 3 cm và sâu đến phần bê tông đặc chắc để xử lý những vết nứt bằng vữa không co.
Bước 3: Dùng vữa xi măng + cát vàng + sika latex để trát phẳng.
Bước 4: Sử dụng vữa Sikatop Seal 107 hay Sika Latex để quét. Với loại vữa Sikatop Seal 107 thì pha trộn rồi quét lên bề mặt sàn bê tông 2 lớp. Còn đối với vữa Sika Latex thì trộn theo tỷ lệ 1 lít Sika Latex + 1 lít nước + 4 kg xi măng trộn đều chúng lại rồi quét 2 lớp lên bề mặt bê tông. Sau khi quét xong lớp đầu tiên thì đợi 1 – 2 tiếng rồi mới quét lớp thứ 2.
Bước 5: Sau 3 – 4 tiếng lớp vữa đã khô thì bạn phun một lớp chống thấm thẩm thấu Water Seal lên bề mặt bê tông và chân tường sân thượng. Nên phun 2 lớp, cứ 4 – 5 phút thì sơn 1 lớp, phun đều cho ướt mặt sàn. Còn chân tường phun cao khoảng 15 – 20 cm.
- Sơn chống thấm cho sân thượng (sơn Epoxy)
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sàn cần được làm sạch và khô ráo trước khi áp dụng sơn epoxy. Loại bỏ bụi bẩn, dầu mở và các vật liệu khác từ bề mặt sẽ giúp sơn kết dính tốt hơn.
Bước 2: Sử dụng keo Epoxy kết hợp với chất chống thấm Epoxy, mỗi lớp cách khoảng 6 tiếng.
Bước 3: Sau 24 tiếng lớp bả đã khô, tiến hành quét sơn lót, thường dùng loại sơn có dung môi hoặc không có dung môi và không màu.
Bước 4: Sơn phủ 2 lớp để có tác dụng tốt hơn.
- Sử dụng gạch chống thấm sân thượng
Lát gạch chống thấm sân thượng là phương pháp chống thấm khá hiệu quả. Sở dĩ gạch chống thấm được là do lớp men phủ ngoài của gạch, có tác dụng chống thấm nước và ngăn nước mưa. Bên cạnh đó, lát gạch sân thượng còn là giải pháp lý tưởng để chống nóng.