Góc chia sẻ Cộng Đồng HCT

Tìm hiểu về các vật liệu xanh

VẬT LIỆU XANH – TRÁI ĐẤT XANH

Vật liệu xanh là một loại vật liệu được thiết kế và sản xuất nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên tự nhiên. Điều này có thể bao gồm các loại vật liệu tái chế, tái sử dụng, hoặc được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tái tạo. Cả vòng đời từ sản xuất đến khi hết hạn sử dụng, vật liệu xanh đều thân thiện, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.

Vật liệu xanh được khuyến khích sản xuất, sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho môi trường sống mà còn tốt cho sức khỏe người sản xuất và người dùng.

Theo đó, việc sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng mang lại nhiều lợi ích như sau: Tốn ít tài nguyên sản xuất hơn, có thể sử dụng tái chế giúp tiết kiệm chi phí… quan trọng hơn là góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả.

MỘT SỐ LOẠI VẬT LIỆU XANH PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Gạch không nung

Gạch không nung hay còn là gạch block là loại gạch được tạo hình đóng rắn mà không cần qua nhiệt độ, không cần nung nóng nhưng vẫn đảm bảo các chỉ số cơ học cần thiết và tiêu chuẩn sử dụng trong xây dựng như cường độ nén, độ hút nước, uốn, độ cứng, chắc chắn,…

Gạch không nung còn gọi là gạch bê tông bùn, đây là một loại vật liệu xanh rất được ưa chuộng và được sử dụng để thay thế gạch đất nung. Gạch không nung thường trộn thêm cùng với sỏi, cát để tăng độ chắc chắn. Đây là vật liệu chiếm đến 21% tổng các loại vật liệu trên thị trường Việt Nam hiện nay.

Gạch không nung sản xuất trên dây chuyền hiện đại và có phần phức tạp. Do đó, chi phí sẽ cao hơn so với gạch nung thông thường. Tuy nhiên, xét về ưu điểm như cách nhiệt, cách âm, chống cháy, rút ngắn thời gian thi công, thoát ẩm thì chắc chắn đây là một loại vật liệu đáng để sử dụng và thay thế hoàn toàn gạch nung truyền thống.

Hiện nay trên thị trường gạch không nung có giá từ 1.300.000-2.000.000 VNĐ/m3.

Gỗ tái chế

Gỗ tái chế là gỗ đã được sử dụng trong một hoặc nhiều ứng dụng khác nhau trước đó, sau đó được thu thập, xử lý và tái sử dụng để tạo ra sản phẩm gỗ mới. Quá trình tái chế gỗ này giúp giảm thiểu việc khai thác gỗ từ các nguồn tự nhiên và giảm lượng rác thải gỗ.

Quá trình tái chế gỗ bắt đầu bằng việc thu thập các vật liệu gỗ đã qua sử dụng, bao gồm cả từ nhà cửa, cửa sổ, đồ đạc, pallet, và các cấu trúc xây dựng khác. Sau đó, gỗ được loại bỏ các vật liệu ngoại lai như keo dính, sơn phủ và bất kỳ vật liệu bảo vệ nào khác.

Tiếp theo, gỗ được xử lý để loại bỏ bất kỳ vấn đề nào như mục nát, hỏng hoặc mối mọt. Sau khi được xử lý và làm sạch, gỗ tái chế có thể được cắt, định hình và sơn hoặc phủ lớp hoàn thiện tùy thuộc vào ứng dụng cuối cùng.

Bê tông tái chế

Bê tông tái chế là một loại bê tông được sản xuất từ các nguồn vật liệu tái chế, thay vì sử dụng bê tông mới được sản xuất từ nguyên liệu khoáng đá tự nhiên. Quá trình sản xuất bê tông tái chế thường bao gồm việc tái chế lại bê tông cũ từ các công trình xây dựng, bê tông đã được sử dụng hoặc các sản phẩm bê tông khác.

Các vật liệu tái chế được sử dụng trong bê tông tái chế có thể bao gồm:

  • Bê tông tái chế (RCB): Bê tông đã qua sử dụng từ các công trình xây dựng được phá hủy và xử lý để tái sử dụng.
  • Gạch và gạch bê tông: Gạch và gạch bê tông cũng có thể được sử dụng làm nguồn vật liệu tái chế trong quá trình sản xuất bê tông tái chế.
  • Bê tông vụn (từ các bê tông phá hủy): Các mảnh vụn bê tông từ các công trình xây dựng đã phá hủy cũng có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất bê tông tái chế.

Quá trình sản xuất bê tông tái chế thường bao gồm việc xử lý và sàng lọc các nguồn vật liệu tái chế để loại bỏ các vật liệu ngoại lai và tạo ra hỗn hợp bê tông mới. Sau đó, hỗn hợp này được sử dụng để sản xuất các sản phẩm bê tông mới như viên gạch, tấm vách, và các cấu trúc xây dựng khác.

Tôn lợp sinh thái

Tôn sinh thái Onduline hay còn gọi là tấm lợp Onduline là loại tôn được làm từ hỗn hợp nhựa Bitum và sợi cơ tổng hợp, được sản xuất theo dây chuyền công nghệ cao của Pháp.

Tôn sinh thái là loại vật liệu lợp mái không nóng, không ồn, không rỉ sét, không bị bể vỡ, móp méo khi vận chuyển hoặc bảo quản, trọng lượng rất nhẹ, rất dễ thi công, màu sắc trang nhã hòa quyện với thiên nhiên, hoàn toàn không có chất Amiăng.

Đặc điểm nổi bật của tấm lợp sinh thái:

  • Không cháy, không thấm nước, không rách, không rỉ, chống tia tử ngoại và chống ăn mòn đối với sương muối và axit, chất kiềm,…
  • Tấm Onduline là vật liệu lợp mái tốt nhất cho các công trình ven biển có hơi muối cao, nhà máy hóa chất, xưởng sản xuất nước mắm, … do không bị ăn mòn bởi hơi muối và axit. Có thể chịu được những cơn bão có sức gió lên đến 192 Km/h.
  • Tấm lợp Onduline rất nhẹ chỉ năng 3,4kg/m2 dễ vận chuyển và bảo quản, giảm chi phí. Ngoài ra do trọng lượng nhẹ nên đây là giải pháp rất tốt để lợp phủ cải tạo mái công trình cũ.
  • Với những gam màu đẹp, trang nhã: “tươi màu khi trời nắng, êm dịu hài hòa khi trời mát, mịn như nhung sau khi trời mưa”. Màu sắc của tấm lợp sinh thái không phải là màu nhuộm hay sơn phủ trên bề mặt nên màu rất đẹp và độ bền màu cực cao.

Kết luận

Vật liệu xanh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và tạo ra một tương lai bền vững cho hành tinh chúng ta. Giảm tác động tiêu cực đến môi trường, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, cải thiện chất lượng không gian sống, giải pháp bền vững cho ngành xây dựng, ….

 

Share:

Bài viết liên quan: